Chào mừng bạn đến với Thietbingoaitroi.com !

Tập thể dục ngoài trời sao cho đúng

12.08.2018 16:47 , theo Thietbingoaitroi.com


Ai cũng biết tập thể dục ngoài trời rất tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường sức khỏe, đồng thời con giúp cho con người phòng tránh được một số bệnh tật. 

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn, chúng ta phải biết duy trì việc tập luyện cho đúng cách, khoa học. Nếu không, không những không có lợi mà còn có thể có hại.

Với việc tập thể dục, thể thao ngoài trời, chúng ta không nên đi quá sớm. Bởi khi tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ sẽ không tốt cho cơ thể. 

Theo các chuyên gia sức khẻo, vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất bạn hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Tập thể dục ngoài trời sao cho đúng

Cũng như quá sớm, tập thể dục khi quá muộn cũng là điều không nên! 

Nhiều bạn có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế sẽ khiến thân nhiệt bạn tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho bạn khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Nếu tập thể dục ở phòng tập hoặc ở nhà bạn thường tập với máy móc thiết bị hiện đại, có chức năng cài đặt sẵn thời gian, cường độ tập và có thể điều chỉnh. Nhưng tập ngoài trời bạn rất dễ bị tập theo tác động ngoại cảnh, nên nhiều khi tập hăng say dẫn đến bị quá sức. Tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, mệt mỏi, chán ăn… 

Các nhà khoa học, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: chúng ta nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày.

Tập thể dục, thể thao ngoài trời hiện nay rất đơn giản vì nhiều nơi đã được trang bị thiết bị thể thao ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều người rất rất dễ bị phân tâm trong lúc tập luyện thể thao ngoài trời. Không gian, cảnh vật xung quanh cuốn hút khiến bạn dễ bị mất tập trung trong quá trình tập luyện. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, bạn nên cố gắng tập trung vào bài tập.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên với một số người có bệnh lý trong người không nên tập thể dục ngoài trời

Những người bị suy tim nặng, do tim không cung cấp “đủ” máu một cách tương đối cho các hoạt động của cơ thể nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tập thể dục cũng là một cố gắng “quá sức” buộc tim phải “đập” nhiều hơn, điều này dễ gây tình trạng suy tim. 

Người bị hen suyễn thường bị nghẽn thông khí nên không khí không đủ trong quá trình luyện tập. Mặt khác tình trạng thở nhanh, kích thích giao cảm do mệt cũng có thể làm tăng thể tích “khí cặn” cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng hen suyễn. Mặt khác, không khí ngoài trời có nhiều khói bụi… là nguy cơ để người bị bệnh này dễ bị khó thở.

Những đối tượng trên nên chọn một hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng và tuổi tác. Vì ra ngoài luyện tập nếu xảy ra chuyện bất trắc sẽ khó được xử lý kịp thời.

Bình luận


Các bài đã đăng

Xem thêm